Giá thuê văn phòng hạng A tại TP.HCM tăng cao hơn năm ngoái
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.Cha mẹ kiện con đòi nhà thì qua đời, ai thừa kế?
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Khi nàng dâu và mẹ chồng đồng lòng…
Sau khi ra trường, Thắng đã được nhận vào làm việc tại một thương hiệu thời trang có tiếng vì sở hữu kỹ năng nghề nghiệp tốt. Năm 2017, Thắng đại diện thương hiệu thiết kế phục trang cho bộ phim Vợ ba do Ash Mayfair (Nguyễn Phương Anh) làm đạo diễn và nhà sản xuất Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Vào chiều 14.1, ông N.T.H (trụ P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng, phụ huynh của cháu N.T.N.M - 13 tuổi) đã có cuộc gặp gỡ với đại diện của các bên liên quan, trong đó có 1 người từ Ban kiểm tra Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) và 3 người từ Liên đoàn Taekwondo Đà Nẵng."Chiều qua (14.1), công an P.Khuê Trung lấy lời khai của cháu lần thứ 2. Khi tôi chở con trai từ cơ quan công an về tới nhà thì 4 thầy đã đến rồi. Khi tôi tiếp các thầy thì ba của HLV Nguyễn Văn Kin (chủ nhiệm CLB taekwondo Seung Ri, người bị tố đánh võ sinh) cũng đến. Sau khi thăm hỏi, động viên cháu và xin lỗi gia đình, đại diện Ban kiểm tra VTF đã nói chuyện với cháu để lấy thông tin mọi sự việc vừa qua. Con tôi đã nói hết mọi thực tế, trước sự chứng kiến của những người còn lại", ông N.T.H nói với PV Thanh Niên.Ông N.T.H cho biết sẽ có thái độ kiên quyết trước vụ việc, khi cho rằng con trai N.T.N.M đã bị HLV ở CLB taekwondo Seung Ri bạo hành. "Mọi việc hãy để cho cơ quan chức năng điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật", phụ huynh cháu N.T.N.M nhấn mạnh.Theo ông H., trong vòng 6 ngày kể từ khi sự việc diễn ra (tối 9.1), cháu N.T.N.M vẫn đi học bình thường, nhưng tâm lý vẫn chưa ổn định. "Trẻ con mà, khi bị bạo hành thì đâu dễ gì nó quên được. Con tôi vẫn hỏi, vẫn sợ bị đánh. Nghe đến tên HLV là sợ. Khi nói chuyện với đại diện Ban kiểm tra VTF, con cũng nói là liên tục nằm mơ bị HLV đánh. Điều đó như đã ăn sâu trong tâm trí của cháu. Cháu bảo là lên trường cũng sợ bạn bè học ở CLB Seung Ri đánh, vì ba đã làm rõ mọi chuyện. Tôi đã phải động viên cháu rất nhiều", ông H. kể.Sau khi có đơn tố cáo của ông N.T.H về việc con trai bị bạo hành, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý. Theo đó, CLB taekwondo Seung Ri cho HLV Nguyễn Văn Kin làm chủ nhiệm đã bị tạm đình chỉ hoạt động từ ngày 14.1. CLB của ông Kin được xác định hoạt động không có giấy phép.Như Thanh Niên đã đưa tin, VTF cũng sẽ thu hồi mã CLB, không cho HLV tổ chức thi thăng cấp và không được cử võ sinh tham dự thi thăng đẳng, tức không công nhận về mặt chuyên môn của CLB và HLV.Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VTF Nguyễn Thanh Huy cho biết: "CLB không có đăng ký (hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp) và được sự chấp thuận của các đơn vị sự nghiệp được tổ chức các hoạt động huấn luyện năng khiếu, hoạt động văn hóa, thể thao mà dạy thu tiền là sai. HLV trong giờ dạy không bao quản lớp, bỏ ra ngoài để võ sinh 2 đẳng dạy (không có giấy chứng nhận theo Thông tư 07, không đủ điều kiện tham gia hướng dẫn tập luyện thể thao). CLB và HLV dùng phương pháp sai trong huấn luyện. Bên cạnh đó, tư tưởng bạo lực, tư duy dạy là phải đánh đập thì mới tiến bộ là không thể chấp nhận trong giai đoạn hiện nay, khi giáo dục đang cải cách theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực".
Jun Vũ gây 'đỏ mắt' với cảnh nóng táo bạo trong phim 18+
Giống như chị Ngân, anh Trần Hải Châu (33 tuổi), làm việc tại địa chỉ 622/7 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, cũng kể khi đi làm thường đem theo vợt cầu lông. Hết giờ làm, anh rời công ty đến công viên Hoàng Văn Thụ, thay đồ để tập luyện cùng với đồng nghiệp. "Trong công ty, tôi có 7 người với thói quen tương tự. Nghĩa là tập luyện thể dục thể thao vào mỗi buổi chiều trong tuần", anh Châu kể.